Nhảy đến nội dung
x

Tiểu chuẩn thẩm định

Nguyên tắc xét chọn đề tài

Quỹ thực hiện xét chọn đề tài dựa trên các nguyên tắc sau đây:

  1. Tính khả thi và sự phù hợp mục tiêu Nhà trường của hồ sơ đăng ký;
  2. Kết luận của Hội đồng thẩm định dựa trên ý kiến các chuyên gia trong cùng lĩnh vực;
  3. Khách quan, trung thực và công bằng;
  4. Áp dụng các chuẩn mực quốc tế đối với đề tài nghiên cứu khoa học, công nghệ.

Tiêu chí xét chọn đề tài

  1. Khả năng công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí chuyên ngành quốc tế (theo Tiêu chuẩn của Trường đại học Tôn Đức Thắng); và/hoặc khả năng đăng ký được Bằng sáng chế Mỹ của kết quả nghiên cứu; và/hoặc khả năng ứng dụng vào thực tế doanh nghiệp/đơn vị để tạo ra các sản phẩm có giá trị của kết quả nghiên cứu;
  2. Tính mới, tính sáng tạo về nội dung nghiên cứu trong bản thuyết minh;
  3. Mục tiêu thực hiện đề tài rõ ràng; phương pháp nghiên cứu phù hợp; thuyết phục;
  4. Năng lực, kinh nghiệm nghiên cứu của Chủ nhiệm và Nhóm nghiên cứu; tính khả thi của điều kiện cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ nghiên cứu;
  5. Khả năng mở rộng hợp tác quốc tế trong quá trình thực hiện đề tài;
  6. Sự hợp lý của mức kinh phí mà Chủ nhiệm đề xuất để thực hiện đề tài. 

Điều kiện đối với Chủ nhiệm đề tài và các thành viên nhóm nghiên cứu:

  1. Đối với Chủ nhiệm đề tài:
    • Có chuyên môn phù hợp và đang nghiên cứu hoặc giảng dạy tại Trường Đại học Tôn Đức Thắng (có Hợp đồng còn hiệu lực);
    • Có năng lực nghiên cứu đáp ứng yêu cầu của đề tài gồm: có kết quả nghiên cứu chuyên môn phù hợp được công bố trên tạp chí khoa học chuyên ngành theo xếp hạng công bố quốc tế của Trường đại học Tôn Đức Thắng; hoặc có Bằng sáng chế Mỹ; hoặc có nghiên cứu đã được doanh nghiệp, đơn vị triển khai trong khoảng thời gian 05 năm tính đến thời điểm nộp hồ sơ;
    • Những trường hợp ngoại lệ do Chủ tịch Hội đồng quản lý quỹ quyết định.
  2. Thành viên nhóm nghiên cứu có chuyên môn, trình độ, kỹ năng phù hợp với nội dung của đề tài nghiên cứu.

Kết quả nghiên cứu và việc tổ chức đánh giá, nghiệm thu kết quả nghiên cứu

  1. Chủ nhiệm đề tài phải là một trong những tác giả của một hay nhiều công trình được công bố; patent được cấp; hoặc sản phẩm được ứng dụng (gọi tắt là công trình) từ nội dung nghiên cứu của đề tài. Tác giả chính (tác giả đầu tiên, hoặc tác giả gửi bài) phải là thành viên tham gia đề tài;
  2. Nếu có thêm đơn vị khác (ngoài FOSTECT) đồng tài trợ cho đề tài nghiên cứu thì kết quả sẽ phải chia đều cho các đơn vị tài trợ (trên mỗi công trình được công bố). Tổng số công trình đạt được sau khi chia cho các đơn vị tài trợ sẽ là căn cứ để nghiệm thu đề tài;
  3. Quyền sở hữu các sản phẩm được tạo ra từ đề tài sẽ được xác định căn cứ trên Hợp đồng nghiên cứu khoa học được ký kết bởi Quỹ và Chủ nhiệm đề tài;
  4. Việc đánh giá, nghiệm thu kết quả đề tài được thực hiện bởi các chuyên gia đánh giá độc lập hoặc Hội đồng nghiệm thu do Quỹ thành lập thông qua hồ sơ nghiệm thu đề tài;
  5. Tiêu chí đánh giá kết quả đề tài bao gồm:
    • Mức độ đạt được mục tiêu nghiên cứu (bài báo công bố trên tạp chí khoa học chuyên ngành quốc tế; báo cáo khoa học trình bày tại hội nghị, hội thảo khoa học quốc tế; sách chuyên khảo [theo tiêu chuẩn đánh giá công bố quốc tế của Trường]; bằng phát minh, sáng chế; hoặc chứng nhận kết quả được ứng dụng để tạo ra sản phẩm có giá trị của doanh nghiệp, đơn vị...);
    • Tổng hợp ý kiến đánh giá của chuyên gia trong Hội đồng nghiệm thu.
  6. Kết quả đánh giá, nghiệm thu kết quả đề tài được thể hiện chỉ ở 02 mứchoàn thành” hoặc “không hoàn thành”. Đề tài được đánh giá ở mức “hoàn thành” khi có ít nhất 75% số phiếu của Hội đồng nghiệm thu đánh giá ở mức “hoàn thành”;

Kết quả đánh giá, nghiệm thu đề tài được trình Hội đồng quản lý quỹ để ra quyết định công nhận.

(Trích lược Quy định số 20/2014/FOSTECT-QĐ về "Tiêu chí xét chọn, đánh giá nghiệm thu đề tài của quỹ phát triển khoa học và công nghệ" đã được Chủ tịch Hội đồng quản lý FOSTECT ký ngày 14/02/2014)